Mâm quả cưới là gì? Ý nghĩa của mâm quả đám cưới chi tiết

Mâm quả cưới là một trong những nét văn hóa truyền thống quan trọng và đậm ý nghĩa trong ngày vui của mỗi đôi tân hôn. Mâm quả như một lời ngỏ hỏi cưới và là một hành động xin phép gia tiên cũng như những người lớn tuổi trong họ. Vậy, hãy cùng Palatino khám phá chi tiết về ý nghĩa và các thành phần quan trọng của mâm quả ngày cưới để hiểu rõ hơn về tập tục này trong nền văn hóa truyền thống.

>>> Xem thêm: Bảng giá gói chụp ảnh cưới studio tại Hà Nội giá rẻ 2024

1. Mâm quả cưới là gì?

Mâm quả cưới được bắt nguồn từ văn hóa truyền thống của người xưa và xem trọng tục thách cưới. Mâm quả đám cưới là vật phẩm, sính lễ mà nhà trai sẽ mang đến nhà gái nhằm phục vụ cho tập tục xin dâu. Trải qua những thăng trầm lịch sử, tục lệ này đã có thêm nhiều cải tiến, tuy nhiên vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống của ông bà ta thời xưa. 

mâm quả cưới

Mâm quả ngày cưới là sinh lễ mà nhà trai mang đến nhà gái theo tập tục xin dâu

2. Ý nghĩa của mâm quả đám cưới

Từ trong truyền thuyết của dân tộc về Sơn Tinh Thủy Tinh, chú rể đã mang đến dâng hiến voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Vì thế, mỗi vật phẩm trong sính lễ sẽ có những ý nghĩa khác nhau. 

2.1. Mâm quả đám cưới trầu cau

Trầu cau theo quan niệm dân gian là “đầu câu chuyện”, một sự khởi nguồn của những tâm tình trong các câu chuyện. Các thành phần hòa quyện với nhau nhằm tạo nên thú vui tao nhã của người già, đồng thời mang đến ý nghĩa lớn nhắc nhở con cháu về sự gắn bó, vượt qua mọi khó khăn để hương vị cuộc sống trở nên ngọt ngào hơn. 

Số lượng quả cau trong mâm quả cưới sẽ tượng trưng cho những mốc thời gian trong cuộc đời. Ví dụ như, buồng cau 65 quả sẽ có ý nghĩa nắm tay nhau vượt qua 60 năm cuộc đời, còn với buồng cau có 105 quả thì có ý nghĩa trăm năm hạnh phúc đến răng long đầu bạc. 

mâm quả cưới hiện đại

Mâm trầu cau mang đến ý nghĩa lớn nhắc nhở con cháu về sự gắn bó và vượt qua mọi khó khăn

2.2. Mâm ngũ quả ngày cưới

Trong mâm quả ngày cưới, ngũ quả sẽ được trang trí một cách hài hòa với nhau tượng trưng cho quá trình nên duyên tự nhiên của đôi vợ chồng son. Mâm quả sẽ biểu thị sự hòa hợp và mong ước gắn bó lâu dài với nhau biểu tượng cho cuộc sống luôn muôn màu muôn vẻ. 

Tùy vào từng vùng miền và mùa cưới thì mâm ngũ quả sẽ được sắp xếp các loại khác nhau. Ở miền Bắc thường bố trí các loại quả như lê, táo, cam, hồng và đào. Còn ở miền Nam, mâm quả sẽ là thanh long, mãng cầu, xoài, táo và nho. 

mâm quả đám cưới

Tùy vào từng vùng miền và ngày cưới sẽ có cách bày trí mâm ngũ quả khác nhau

2.3. Mâm quả bánh phu thê

Trong mâm quả cưới cũng sẽ có những loại bánh ngọt cưới phổ biến hiện nay có thể kể đến như bánh phu thê, bánh cốm và bánh kem: 

  • Bánh phu thê theo tiếng Hán có nghĩa là vợ chồng, vì thế loại bánh này không thể thiếu trong ngày trọng đại của các cặp đôi. Ở miền Bắc, bánh phu thê có màu đỏ được bọc trong giấy bóng kính trong suốt thể hiện sự chung thủy. Ở miền Nam, thường sẽ có màu trắng và được gói trong hộp lá dừa hình vuông. 
  • Bánh cốm cùng với bánh phu thê thường có trong trang trí mâm quả ngày cưới miền Bắc nhằm biểu tượng cho niềm hạnh phúc và thịnh vượng cho các cặp đôi vợ chồng trẻ.
  • Bánh kem là một nét văn hóa của phương Tây và được du nhập vào nước ta ở những năm sau này, thể hiện sự lãng mạn, ngọt ngào của mối tình đẹp đẽ giữa hai người.  
cách làm mâm quả cưới

Mâm quả bánh phu thê là một trong những loại bánh ngọt phổ biến trong ngày cưới

2.4. Mâm quả đám cưới trà, rượu, đèn cầy

Khi nhắc đến lễ cưới, không thể nào thiếu đi trà và rượu. Đây là hai lễ vật được chuẩn bị nhằm dâng lên gian thờ của ông bà tổ tiên và mong họ chứng giám cho tình yêu cũng như sự thủy chung của cô dâu, chú rể. Có thể nói, món quà “xin phép” này cho phép đôi uyên ương tiến đến với nhau và mong ông bà tổ tiên che chở. 

trang trí mâm quả cưới

Trà và rượu là hai sính lễ không thể thiếu trong ngày cưới để dâng lên gian thờ ông bà tổ tiên

2.5. Mâm quả xôi gà

Mâm quả cưới xôi gà thường sẽ là xôi gấc màu đỏ, ép bằng khuôn hình trái tim hoặc chữ hỷ để tượng trưng cho cuộc hôn nhân may mắn, hạnh phúc và chung thủy. Bên cạnh đó, con gà trong mâm quả cũng biểu trưng cho sự ấm no, đủ đầy của cặp vợ chồng trẻ. 

mâm quả cưới đơn giản

Mâm quả xôi gà được ép bằng khuôn trái tim tượng trưng cho sự hạnh phúc và ấm no

>>> Xem thêm: 99+ mẫu áo cưới đẹp mới nhất cho ngày trọng đại thật ý nghĩa

2.6. Mâm quả mâm heo quay

Trong mâm quả cưới đơn giản, nhiều gia đình cũng sử dụng heo quay làm sính lễ. Trước kia, để cưới được một cô gái về làm vợ, nhà trai thường mang đến sính lễ là những con heo sống, gạo và gà đến nhà gái. Ngày nay, phong tục đó vẫn còn được duy trì nhằm mang đến ý nghĩa no ấm, viên mãn cho cặp đôi, bởi heo quay theo quan niệm là một món đồ ăn ưa thích của ban thần tài. 

6 mâm quả đám cưới gồm những gì

Truyền thống mâm quả mâm heo quay vẫn còn được duy trì cho đến hiện nay

2.7. Mâm quả bánh cốm

Bánh cốm là một loại bánh rất phổ biến trong lễ ăn hỏi ở miền Bắc. Vì yếu tố địa lý, khí hậu, thời tiết nên chỉ có miền Bắc mới sản xuất được bánh cốm, đặc biệt ở những khu vực đồng bằng sông Hồng. Còn ở miền Trung trở vào Nam tuy có bánh cốm nhưng sẽ không phổ biến bằng. Mâm quả đám cưới bánh cốm có sự kết hợp giữa âm và dương, do đó tạo nên niềm hạnh phúc, sự thịnh vượng cho cặp đôi. 

mâm quả cưới bánh cốm

Bánh cốm đặc biệt phổ biến ở miền Bắc vì yếu tố địa lý tượng trung cho sự thịnh vượng

2.8. Mâm quả bánh kem

Ngoài những loại bánh cưới truyền thống như bánh phu thê hay bánh cốm thì bánh kem cũng là sự lựa chọn hoàn hảo trong ngày cưới cho nhiều gia đình. Sử dụng bánh kem thể hiện sự hòa nhập giữa nền văn hóa phương Tây và phương Đông. Không chỉ có trang trí đẹp mà bánh kem còn giúp thể hiện cá tính của cặp đôi thông qua cách lựa chọn họa tiết trang trí. 

mâm quả cưới bánh kem

Mâm quả bánh kem là sự lựa chọn hoàn hảo trong ngày cưới cho nhiều gia đình

3. Sự khác nhau mâm quả đám cưới giữa các miền

Ở mỗi vùng miền, theo quan niệm riêng sẽ có một vài thay đổi để tạo thêm nét đặc trưng. Tuy nhiên, nhìn chung mâm quả cưới ở các miền vẫn có nhiều tương đồng với nhau. Hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết mâm quả của từng miền dưới đây nhé. 

3.1. Mâm quả cưới miền Bắc

Cách làm mâm quả ngày cưới của người miền Bắc cực kỳ trang trọng, các lễ vật thường xếp lại thành tháp cao, được trang trí nơ, ruy băng xung quanh và có cả hoa tươi. Về số lượng khi tổ chức lễ cưới, người miền Bắc sẽ mang theo số tráp lẻ nhưng nội dung bên trong tráp phải là chẵn. Ví dụ như 3,5,7,9 tráp và số lễ vật đựng ở bên trong tráp phải là chẵn như 2 chai rượu, 2 gói chè, 100 cái bánh,… 

mâm quả cưới trang trọng

Cách bày trí mâm quả đám cưới của người miền Bắc cực kỳ trang trọng

3.2. Mâm quả cưới miền Trung

Người miền Trung luôn yêu thích sự đơn giản và chân chất, nhưng vẫn giữ được những lễ nghi truyền thống của người con vùng đất cố đô xưa. Do đó, mâm quả đám cưới miền Trung là sự kết hợp giữa phong cách phóng khoáng nhưng vẫn mang đến sự chỉn chu và đầy đủ. 

Số mâm quả ở miền Trung thường sẽ là số chẵn 4,6,8,… trong đó phải có đủ 4 lễ vật như chè rượu, trầu cau, nến tơ hồng và bánh phu thê (bánh xu xê). Còn lại sẽ tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình sẽ chuẩn bị thêm. Những lễ vật trong mâm quả ngày cưới ở miền Trung có thể là thuốc lá, bánh kem, nem chả,… 

mâm quả cưới đầy đủ

Mâm quả của người miền Trung luôn mang đến sự chỉn chu và đầy đủ

3.3. Mâm quả cưới miền Nam

Phong tục cưới hỏi của người miền Nam sẽ tùy thuộc vào văn hóa của từng gia đình khi nơi đây hội tụ nhiều người đến từ những vùng miền khác nhau. Nhưng đối với những người miền Nam chính gốc thì họ xem trọng việc có đôi, có cặp. Tức là số lượng mâm quả hay sính lễ trong mâm quả đều là số chẵn. Cách lựa chọn lễ vật mâm quả còn phải mang đến ý nghĩa hay với lời chúc tốt đẹp. 

Bên cạnh đó, người miền Nam tuy có quan niệm mâm quả trong ngày cưới phải là số chẵn nhưng sẽ thường chọn bộ 6 mâm quả nhất. Bởi vì đây là con số phù hợp cả về mức chi phí và độ trang trọng, vừa đủ số lượng vừa không quá nhiều để gọi là phô trương. 

số lượng mâm quả cưới

Số lượng mâm quả hay số lượng sính lễ của người miền Nam thường sẽ là số chẵn

3.4. Mâm quả cưới miền Tây

Vùng đất miền Tây Nam Bộ với người dân nơi đây hiền lành và chất phác, mâm quả cưới của người miền Tây cũng tương đồng với miền Nam. Tuy nhiên, về số lượng mâm quả ngày cưới ở miền Tây sẽ nhiều hơn, có những gia đình khá giả thì sính lễ cưới hỏi có thể là 16, 18 hay 20 mâm quả. 

mâm quả cưới miền tây

Mâm quả trong ngày cưới miền Tây tương đồng với miền Nam nhưng số lượng sẽ nhiều hơn

>>> Xem thêm: Save The Date là gì? Ý nghĩa, khác gì với thiệp cưới thường?

4. 6 mâm quả đám cưới từng miền gồm những gì?

Mâm quả ngày cưới là một phần không thể thiếu trong lễ hỏi và lễ cưới tại Việt Nam. Ở mỗi vùng miền sẽ có cách bày trí mâm quả riêng biệt và thể hiện sự đa dạng. Vậy hãy cùng nhau điểm qua 6 mâm quả đám cưới ở từng vùng miền dưới đây nhé. 

4.1. 6 mâm quả cưới miền Bắc gồm những gì?

Theo quan niệm của người miền Bắc, số lẻ tượng trưng cho sự may mắn. Do đó, số lượng mâm quả thường sẽ là 3,5,7,9,11,… Trong đó, số lượng tráp dù có ít hay nhiều thì đều không thể thiếu được trầu cau, kèm theo sẽ có bao lì xì tương đương với số lượng bê tráp của nhà gái. Tuy nhiên, số sính lễ trong mâm là số chẵn và luôn đi cặp với nhau, mang ý nghĩa vợ chồng cùng đồng lòng với nhau. Các mâm quả bao gồm: 

  • Mâm 1: Mâm quả trầu cau
  • Mâm 2: Mâm quả chè
  • Mâm 3: Mâm quả hạt sen
  • Mâm 4: Mâm quả rượu và trà
  • Mâm 5: Mâm quả đám cưới bánh phu thê
  • Mâm 6: Mâm cưới hoa quả
mâm quả cưới may mắn

Theo quan niệm của người miền Bắc thì số lẻ là số mang đến sự may mắn trong mâm quả

4.2. 6 mâm quả cưới miền Trung gồm những gì?

Khi nhắc đến miền Trung không thể nào không kể đến Huế, đây được xem là cái nôi văn hóa. Chính vì thế, mâm quả ngày cưới miền Trung thường sẽ có nhiều lễ vật hơn. Các mâm quả ngày cưới của người dân miền Trung sẽ gồm có những sính lễ như: 

  • Tráp 1: Mâm quả trầu cau
  • Tráp 2: Mâm quả trà, nến và rượu
  • Tráp 3: Bánh xu xê
  • Tráp 4: Mâm quả xôi gấc và gà luộc
  • Tráp 5: Mâm quả trái cây
  • Tráp 6: Mâm quả nem chả (hoặc chè)
mâm quả cưới miền trung

Ở miền Trung sẽ có nhiều sính lễ hơn thông thường nhưng vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống

4.3. 6 mâm quả cưới miền Nam gồm những gì?

Nếu số lẻ được xem là may mắn ở miền Bắc thì người miền Nam lại quan niệm về con số chẵn. Cụ thể như 6 mâm quả ngày cưới biểu trưng cho sự may mắn, tài lộc. Tuy nhiên cũng tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình mà chuẩn bị mâm quả cưới hiện đại sẽ khác nhau. Các vật phẩm bao gồm: 

  • 1 mâm quả trầu cau
  • 1 mâm quả trà rượu
  • 1 mâm quả bánh xu xê 
  • 1 mâm quả xôi gấc hoặc xôi ngũ sắc
  • 1 mâm quả trái cây
  • 1 mâm heo quay
mâm quả cưới miền nam

Ở miền Nam, tùy vào điều kiện mà mỗi gia đình sẽ chuẩn bị vật phẩm ngày cưới khác nhau

4.4. 6 mâm quả cưới miền Tây gồm những gì?

Số lượng mâm quả trong ngày cưới ở miền Tây cũng tương đồng với miền Nam. Người miền Tây cũng sử dụng con số 6 làm số lượng mâm quả trong ngày cưới, mang đến ý nghĩa hạnh phúc và sự may mắn cho cặp vợ chồng trẻ. Các sính lễ gồm có: 

  • Mâm 1: Mâm trầu cau
  • Mâm 2: Mâm trà, nến và rượu
  • Mâm 3: Mâm bánh phu thê
  • Mâm 4: Mâm cưới hoa quả
  • Mâm 5: Mâm cưới heo quay
  • Mâm 6: Mâm xôi
6 mâm quả cưới

Số lượng 6 mâm quả ngày cưới ở miền Tây cũng khá giống với miền Nam

Những bài viết liên quan:

Trên đây là những thông tin về mâm quả cưới cũng như ý nghĩa ở từng vùng miền khác nhau. Sự tỉ mỉ trong việc bày mâm quả ngày cưới cũng là cách thể hiện lòng tôn trọng và quan tâm của gia đình chú rể đối với gia đình cô dâu và ngược lại. Hy vọng rằng, với những chia sẻ hữu ích qua bài viết của Palatino sẽ giúp các cặp đôi có thể chuẩn bị được mâm quả trong đám cưới sao cho trọn vẹn và ý nghĩa nhất. 

Đánh giá sao
Bình luận
0943 689 089
×

Đăng ký chụp ảnh cưới