Lễ dạm ngõ là gì? Đây là một nghi thức được tổ chức để hai bên gia đình gặp mặt nhau lần đầu. Nhưng khi nhắc đến buổi lễ này, nhiều gia đình khá bỡ ngỡ không biết nên chuẩn bị những gì cho ngày trọng đại này. Vậy thì bạn nên khám phá bài viết này để tìm hiểu cụ thể hơn về nghi thức dạm ngõ nhé!
>>> Xem thêm: TOP 10 Studio chụp ảnh cưới tại Hà Nội chuyên nghiệp
Đây là một thủ tục quan trọng để hai bên gia đình gặp gỡ và bàn bạc về chuyện đám cưới của cô dâu và chú rể. Khác với các nghi thức ngày xưa, phải trải qua nhiều giai đoạn, thủ tục trong buổi dạm ngõ. Ngày nay, buổi lễ này được coi như là bữa tiệc để hai bên gia đình chấp thuận cho cô dâu và chú rể chính thức nên duyên vợ chồng.
Thật sự mà nói, khoảng cách lễ ăn hỏi và lễ dạm ngõ không thể xác định thời gian cụ thể. Bởi khoảng cách giữa hai nghi thức lễ này phụ thuộc vào tình hình gia đình nhà trai và nhà gái thống nhất ngày lành tháng tốt. Lễ ăn hỏi có thể cách lễ dạm ngõ vài tuần, vài tháng hoặc lên đến 1 năm hay vài năm.
>>> Xem thêm: Đính hôn là gì? Danh sách cần chuẩn bị khi đính hôn chi tiết nhất
Chắc hẳn, bạn hay gia đình bạn khá bỡ ngỡ cho lần đầu tiên chuẩn bị lễ dạm ngõ thật tươm tất và đầy đủ. Vậy thì bạn có thể xem ngay những điều cần chuẩn bị cho buổi lễ của nhà trai và nhà gái dưới đây:
Thông thường, khi nhà trai đến ra mắt nhà gái cần chuẩn bị mâm sính lễ đơn giản, có các lễ vật như trầu cau, rượu trà, bánh trái. Một số gia đình sẽ tự chuẩn bị mâm sính lễ này để đảm bảo chất lượng. Hoặc nếu bạn không có thời gian có thể đến các cửa hàng tổ chức lễ cưới để đặt mâm sính lễ.
Khác hoàn toàn với nhà trai, nhà gái có sự tất bật hơn để đón gia đình chú rể đến thăm. Nhà gái cần phải dọn dẹp, trang trí nhà cửa bắt mắt và chỉn chu hơn để tạo ấn tượng tốt với nhà tai. Hơn nữa, trang trí lễ vật lên bàn thờ gia tiên là điều không thể thiếu, vừa để mời ông bà về chứng kiến buổi lễ quan trọng, vừa để cô dâu và chú rể ra mắt tổ tiên. Ngoài ra, nhà gái có thể chuẩn bị mâm cơm để cảm ơn gia đình nhà trai đã đến thăm.
Văn hóa của mỗi một vùng miền từ trước đến nay có sự khác biệt. Do đó, các nghi thức lễ cưới, lễ dạm ngõ có sự chênh lệch, khác nhau trong trình tự cũng như mâm sính lễ.
Miền Bắc
Theo phong tục của người miền Bắc, sính lễ mà nhà trai phải chuẩn bị bao gồm trầu cau, rượu trà, trái cây tươi được gói trong tráp màu đỏ. Bên ngoài tráp có thể phủ khăn đỏ cho mâm sính lễ trở nên sang trọng hơn. Khi chuẩn bị mâm sính lễ trong buổi lễ dạm ngõ miền Bắc, bạn cần nên nhớ các món lễ vật phải là chẵn để mong ước các cặp đôi luôn hạnh phúc, viên mãn.
Miền Trung
So với mâm lễ vật miền Bắc, miền Trung có phần đơn giản hơn trong khâu chuẩn bị. Mâm sính lễ chỉ bao gồm khay trầu cau và một chai rượu được bọc giấy đỏ và phủ tấm khăn đỏ bên ngoài. Ngoài ra, nhà trai có thể chuẩn bị thêm một số loại bánh đặc sản của địa phương để làm quà cho nhà gái.
Miền Nam
Về hình thức mà nói, lễ dạm ngõ miền Nam có nhiều yêu cầu hơn 2 vùng miền còn lại. Đầu tiên, sính lễ phải có trầu cau, 1 cặp rượu, 1 cặp trà và mâm ngũ quả. Tuy nhiên, trầu cau phải được têm cánh phượng và trình bày đẹp mắt.
Theo phong tục từ xưa đến nay của người Việt Nam, những người tham gia buổi lễ quan trọng này phải là ông bà, bố mẹ, cô dì, chú bác và anh em ruột cùng một số bạn bè của cô dâu chú rể. Bên cạnh đó là người bưng tráp, số lượng người phụ thuộc vào số tráp lễ mà nhà trai chuẩn bị.
>>> Xem thêm: Lễ báo hỷ là gì? Lễ báo hỷ tổ chức như thế nào?
Ngày nay, nghi thức tổ chức lễ này được tối giản hóa với vỏn vẹn 4 nghi lễ được diễn ra theo trình tự sau:
Ai cũng muốn buổi lễ dạm ngõ của mình được diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp nhất. Để chuẩn bị hoàn hảo, chỉn chu cho buổi lễ của mình, bạn có thể tham khảo những lưu ý sau:
Những bài viết liên quan:
Trên đây là những chia sẻ của Palatino về định nghĩa “lễ dạm ngõ là gì” cũng như những thủ tục cần chuẩn bị cho ngày trọng đại này. Với những thông tin cung cấp trong bài viết trên, hy vọng bạn sẽ có một buổi lễ ý nghĩa và thành công.